-LỤC NHÂM ĐẠI ĐỘN
(1)- Sau loạt bài
tử vi, bấm độn mà Phantran đã post lên các entries, có rất nhiều bạn hỏi lại về
địa bàn, thiên bàn, cung khởi Trung độn. Phan Trần xin trả lời chung :
* Vì
chưa thể an địa bàn vào bàn tay trái (do dễ lẫn), các bạn hãy kẻ lên giấy 4 cột
, 4 dòng, cách an các cung địa bàn như sau:
- Ô
dưới cùng cột thứ ba tính từ bên trái sang là cung Tí địa bàn (tương đương với
khớp động cuối ngón áp út đeo nhẫn của bàn tay trái để ngữa).
- Ô
cuối cùng cột thứ hai (tương đương khớp động cuối ngón giữa) là cung Sửu địa
bàn.
- Ô
cuối cùng cột thứ nhất - tính từ bên trái- tương đương khớp động cuối ngón trỏ -
là cung dần địa bàn.
- Cứ
thế ta đặt tên các chi : Mão, Thìn, Tỵ….vào các cung địa bàn đi theo vòng quanh
các ô bên ngoài (theo chiều kim đồng hồ - còn gọi là thuận hành)
đến ô cuối cùng của cột 4 (tính từ bên trái sang – tương đương khớp động
của ngón út bàn tay trái ) là cung Hợi địa bàn.
* Như vậy khi đã quen thuộc, một “ông thầy,
bà cô” nào đó… (hihihi…?) nhìn vào các đầu ngón tay của bàn tay
trái của mình sẽ thấy đầu ngón trỏ là cung Tỵ, đầu ngón giữa là cung Ngọ, đầu
ngón áp út là cung Mùi địa bàn, đầu ngón út là cung Thân địa bàn.... Hihihi….
Nhìn vào bàn tay có ngón dài thon như cán bút thì đẹp quá, riêng ngón út sao mà
lùn tịt…. coi chừng làm rớt mất một cung !…. Hihihi…. Chờ sang năm có dịp nào
đó, Phantran soạn lại quyển “Ma Y Thần Tướng” (chương “văn” bàn tay và “văn” bàn
chân nữa trời ạ!) của Ma Y và “Les mystères de la main
(Chiromancie) ”của nhiều soạn giả, để chỉ cho các bạn coi các gò
đống và đường chỉ có chữ AIA… hihihi….
(2)- Phần thiên bàn, ngũ hành, can chi, âm
dương …thì các bạn tự tính lấy.
(3)- Phantran vẽ trên web không được khéo, nhìn
bức ảnh rất tệ, nên xin lỗi các bạn mình phải dùng văn viết, xin các bạn “tưởng
tượng ” dùm cho, hơn nữa đây là thế giới “ảo” mà !
(4)- Phantran thành thật xin lỗi tất cả các bạn
đã điện thoại, message…. Và cả đến nhà của Phantran hỏi xem các đề tài… xin thưa
là Phantran không có làm thầy xem tuổi xem tướng gì cả…. chẳng qua là nay
Phantran “già” rồi làm thơ giống sớ táo, làm văn giống rao bán hàng
rong, làm phú thì giống bài kệ tụng... giờ đây thì làm thi văn hết nổi rồi … nay
để góp vui “chương trình” chỉ giới thiệu sơ lược các đề tài này và giả bộ làm
“thầy bói” chủ yếu chọc cười mà thôi, thực sự Phantran nào dám cả gan phô bày to
tát vì còn có một số cao nhân kỳ sĩ, hậu duệ của các bậc ẩn Nho tiền bối tiên
hiền đang rình rập, rủi ro bị họ điều tra vặn hỏi thì Phan Trần …. ú ớ …. là quê
xệ với các bạn…. Hihihi….
(5) – Nhân dịp năm mới 2008, Phantran xin chúc
tất cả các bạn blog được an khang, thịnh vượng, xin chúc các bé ăn nhiều chóng
lớn và quan trọng nhất là “ Năm sau phải cao hơn năm trước”….
hihihi….
*******************************************
TÓM LƯỢC Ý NGHĨA CÁC SAO TRONG LỤC NHÂM
I- Chòm Thiên cương (cùng hành và an theo địa
bàn):
1) Thiên cương: các việc chết chóc, ruộng nương, đình
miếu.
2) Thái ất: bạn, gái, đạo sĩ, tạng phủ cơ
thể.
3) Thắng quang: giấy tờ, đơn, việc quan
chức.
4) Tiểu cát: âm nhạc, ăn nhậu, hôn nhân, tế
tự.
5) Truyền tông: tật bệnh, hư hao.
6) Tổng khôi: tiền bạc, tôi tớ, thư
tín.
7) Hà khôi: lừa gạt, tôi tớ bỏ trốn, ấn chỉ việc quan
chức.
8) Đăng minh: riêng tư, dơ bẩn.
9) Thuần hậu: đàn bà con gái, ám muội.
10) Đại cát: điền trạch, vườn cây, đấu tranh, tiền bạc,
yến tiệc.
11) Công tào: đồ gổ, công văn, hôn nhân, của cải, quan
chức.
12) Thái xung: thuyền xe, trạm nghỉ, vườn
cây.
II-Nguyệt tặc: phòng mất của, bị mai
phục.
III-Triệt: giống tử vi, biến xấu thành tốt và
ngược lại.
IV-Tuần: giống tử vi, biến tốt thành xấu và ngược
lại.
V- Chòm Thái tuế:
1) Thái tuế: giống tử vi, xem đau bệnh, tai nạn, thị
phi….
2) Thiếu dương: thông minh, lạnh lùng, ôn hoà, từ
thiện.
3) Tang môn:tang tóc, tang thương.
4) Thiếu âm: giống Thiếu dương
5) Quan phù: thị phi, lý sự.
6) Tử phù: hung tinh, buồn bực, giảo
quyệt.
7) Tuế phá: phá hoại, ương ngạnh.
8) Long đức: đức độ
9) Bạch hổ: máu huyết, hung dữ, mạnh bạo, rình
rập.
10) Long đức: từ thiện, hiền lương.
11) Điếu khách: Khoe khoang, phóng
đảng.
12) Trực phù: cản trở, ảm đạm, giống tử
phù.
VI-Niên mệnh:
bổn mạng (giống mệnh viên ở tử
vi).
VII-Niên hành: sự việc tuần tự xãy ra trong
năm.
VIII- Chòm Kiến: (chi)
1) Kiến : gặp gở
2) Vượng: gia tăng sức mạnh, đầy, thịnh
vượng.
3) Thai: thai nhi, việc còn chờ kết quả, cưu
mang.
4) Một: mai một, tàn lụi, mất mát.
5) Tù: kiềm chế, bị áp bức, lao lung.
6) Tử: chết chóc, tai nạn lớn không
thoát.
7) Hưu: đồ bỏ (còn xài tạm), hao tốn, sửa chửa
lớn.
8) Phế: đồ bỏ (vụt luôn), thanh lý huỷ, tật
lớn.
9) Cô: cô lập, ít, đặc, cô đơn.
10) Hùng: mạnh bạo, hùng dũng,bốc đồng.
11) Phúc: may mắn, hạnh phúc, trời ban
phúc.
12) Lợi: tiền vào, thi đậu, thắng cuộc, thắng
thế.
IX-Chòm Quý nhân: (Đắc địa : tốt, hãm địa:
xấu)
1) Quý nhân: (thổ) giúp đỡ, thuận thảo, may
mắn.
2) Đằng xà: (hoả) hung dữ, quái dị, kinh
khủng.
3) Châu tước: (hoả) tin tức, kiện cáo, tiền của, văn
chương, ấn tín.
4) Lục hợp: (mộc) hạp ý, hôn nhân, tin tức, giao
dịch.
5) Câu trận: (thổ)chửi rủa, hài lòng, đấu trí, thảo
luận.
6) Thanh long: (mộc) hỉ tín, tiền của, sinh
đẻ.
7) Thiên không: (thổ) tác hại, giả dối, tai
hoạ.
8) Bạch hổ: (kim) – [gặp ở vòng Thái
tuế].
9) Thái thường: (thổ) tiệc tùng, , ăn uống, áo mão, văn
chương.
10) Huyền vũ: (thuỷ) cướp bóc, đạo tặc, bỏ trốn, mất, đen
tối.
11) Thái âm: (kim) vô tư, ngay thẳng, sáng
sủa.
12) Thiên hậu: (thuỷ) cao quý, trung
chính.
X- Du
đô và lổ đô: “ta” và “địch”, “chủ thể” và “khách
thể”.
XI-
Thiên tài: tiền bạc của cải cụ thể, ta làm
nên.
XII-Thiên lộc: may mắn, trời cho
sẵn.
XIII-Trường sinh: thọ, sống
lâu.
XIV-
Thiên mã: rày đây mai đó.
XV-
Thiên hình: đáo tụng đình, bệnh lâu, hình phạt, hoạ, xuất hành quan
trọng.
XVI-Nhật quỷ: ma hành quỷ ám, mê muội, điên loạn,
bệnh hoạn…
XVII-Địa sát: gia trạch xấu, nuôi trồng thất bại, cháy nhà, bán nhà…
**************
Sau khi
đã an đầy đủ các sao vào các cung, chú ý các cung đã tìm được 3 truyền, gán ý
nghĩa các sao vào 3 truyền nầy để tìm ra giải đáp: sơ truyền là đầu câu chuyện
(nhập đề), trung truyền là hành xử vấn đề (thân bài), mạt truyền là hiệu quả của
công việc (kết luận).
Bạn đã
học hết năm thứ tư rồi đấy, giờ chỉ còn viết luận văn, thực tập và ra trường…
Thí dụ như bài luận văn của cụ Ân Quang và Thông Huyền ra đề tài như sau : “ Tìm
đáp án cho một người cầu tài vào sáng ngày mậu thân- giờ tỵ- tháng 10 (mão
tướng) – Không nói đến năm gì cả - Hãy cho biết người nầy có đạt được sở nguyện
hay không? ” . /.
*******************************************************
LỤC NHÂM ĐẠI ĐỘN
Bài giải
mẫu:
*Tứ khoá :
Mão.â………...
Sửu. ………..... Ngọ. â …..….
Thìn. â
Mậu……………. Mão. á.. …….. Thân.
…….…. Ngọ.
(khắc) K1……….(tặc) K2……….(khắc)K3…
…(khắc)K4
* Thiên bàn đã an sao:
Vũ Cô Dậu
Thường
Hùng
Mạt: tử tôn
Đem thiên can ngày
xem là Mậu (ngã), so với tam truyền tìm lục thần:
- Sơ truyền: Mậu thổ,
Sửu thổ : tỷ hoà vi huynh.
- Trung truyền: Mậu
thổ, Hợi thuỷ : ngã khắc vi tài.
- Mạt truyền: Mậu
thổ, Dậu kim : ngã khắc vi tử.
* An sao vào chòm :
Quý nhân , an chi, Du đô, Lổ đô, Thiên tài, Trường sinh, Thiên mã, Tuần,
Triệt.
* Vòng Thái tuế không
dùng, Niên hành, Niên mệnh không dùng, Thiên hình, Địa sát, Nhật quỷ, Nguyệt tặc
cũng thế. Tuy nhiên đang lúc bình thường mà gặp quẻ xấu cũng nên an vào để liệu
phòng.
* Xem trong một tháng
thì tên tháng là gì ( nguyệt kiến), nhìn vào cung địa bàn làm trọng. Như tháng
10 là Hợi (nguyệt kiến), lưu nguyệt ở cung Hợi địa bàn thì nhìn vào cung nầy
thấy có sao Thái thường là điều mừng, dù có rắc rối gì rồi cũng qua đi, gặp việc
tốt thì bốc lên mạnh vì lưu nguyệt có sao Hùng.
- Được Thanh long là hỉ sự, lợi về tử
tức sinh con cái v.v… gặp Quý nhân là có bạn bè giúp sức, bề trên nâng đỡ, gặp
Lục hạp thì mọi việc trôi chảy, đạt kết quả dễ dàng. Các cung can,
chi , Du, Lổ, tam truyền (3 cung) cũng thế. Vậy ta xem quẻ này ý nghĩa nằm trong
7 cung (vì mạt và lưu nguyệt đồng cung). Trong quẻ, can (mậu) có “Châu tước” ,
“Một”. Châu tước là chim sẻ đỏ, chủ văn thư, tin tức, địa vị, khẩu thiệt …(tuỳ
theo trường hợp tốt, xấu), Sao “Một” là chôn, chìm, mất….(mai một). Xét an chi
có Thanh long chủ về tiền tài, hỷ sự. Phối hợp như thế thấy “Châu tước” không
thành khẩu thiệt được, coi người ngoài có Thanh long vui vẻ, ứng vào người ngoài
đem tin vui đến cho mình. Riêng những tin tức mà chính mình mong đợi chưa thấy
tăm hơi gì vì Châu tước ngộ Một.
+Can, Du là mình (ngã). Chi và Lổ là
người ngoài (nếu xem ban ngày).
+Chi, Lổ là mình (ngã). Can, Du là
người ngoài (nếu xem ban đêm).
- Xét Du, mình là Du.
Lổ thì phần nhiều xét đến các sao an chi của ngày (theo vòng kiến). Các sao vòng
Quý nhân có ảnh hưởng đại cương tổng quát đến Du và Lổ. Vì Du và Lổ an theo
thiên bàn , vòng Quý nhân cũng tính theo thiên bàn nên xem quẻ ban ngày (Mậu)
thì tính quẻ nào Du cũng gặp Lổ, Lổ cũng gặp Đằng xà….
* Truyền đầu (sơ): thượng
tuần tháng 10 ( Quý nhân, Tử, Tuần) : người anh em (ruột, bạn bè…) suýt gặp tai
nạn nhưng thoát nguy nan, đem tiền về bình an (trong 10
ngày).
* Truyền giữa (trung): mười ngay giữa tháng 10, người “bạn quý” nầy bận công việc vợ con, tiền của chẳng tiện đem đến nên phải nhắn tin chờ ít hôm, trong khi mình nghĩ quấy (Đằng xà, quái dị…) * Truyền cuối (mạt): hạ tuần tháng 10 ( mười ngày cuối tháng) ông ta sai đệ tử (con, cháu, học trò….) đem tiền đến cho mình (Thái thường) và số tiền không phải nhỏ (Hùng)…. |
Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013
Lục nhâm đại độn (bài 8)
Lục nhâm đại độn (bài 7)
-LỤC NHÂM ĐẠI ĐỘN
Cách an sao theo thiên
bàn:
I-An chòm Quý nhân : (Dương Quý nhân hoặc Âm Quý nhân)
Chòm sao
nầy gồm có 12 sao nằm trên 12 cung ĐB, thứ tự tên các sao gồm: Quý nhân, Đằng
xà, Châu tước, Lục hợp, Câu trận, Thanh long, Thiên không, Bạch hổ, Thái thường,
Huyền vũ, Thái âm, Thiên hậu.
- Xem
trong khoảng ngày từ giờ mão đến giờ thân ; dùng Dương Quý
nhân.
- Xem
trong khoảng đêm từ giờ dậu đến giờ dần ; dùng Âm Quý
nhân.
Khởi cung
để an chòm Quý nhân (thuận hành cho Dương quý nhân và nghịch hành cho Âm Quý nhân), sau đó chiếu vào Thiên bàn mỗi cung rót một
sao theo khẩu quyết:
*Giáp,
Mậu, Canh -> NGƯU- DƯƠNG,
*Ất , Kỷ
-> THỬ- HẦU hương
*Bính,
Đinh -> TRƯ- KÊ vị
*Nhâm ,
Quý -> THỐ -XÀ tàng
*lục Tân
phùng HỔ -MÃ
*thử thị
Quý nhân hương.
Giải thích :
chữ IN HOA thứ nhất là an cho Dương Quý nhân, chữ thứ hai kế bên
là chỗ an Âm Quý nhân. Xem trên âm lịch, ngày tên gì nếu nhật thần của ngày là
Giáp, Mậu , Canh thì an Quý nhân tại Sửu (NGƯU-trâu) thiên bàn (coi
trong khoảng ngày), sau đó chiếu rót thuận hành 11 sao còn lại trên thiên bàn.
Nếu xem trong khoảng đêm thì an Quý nhân tại Mùi (DƯƠNG- dê) thiên bàn, sau đó
chiếu rót nghịch hành 11 sao còn lại.
Các ngày
khác còn lại xem khẩu quyết để thực hiện.
* Ghi
chú : lục tân là 6 ngày có nhật can là Tân (ex: tân dậu, tân
mão….).
II- An sao Du đô và Lổ đô:
Căn cứ
vào “can” của ngày xem, áp dụng khẩu quyết an Du đô ở TB, Lổ đô ở cung THIÊN
BÀN đối xung như sau:
*“Giáp,
kỷ” -> SỬU vi tiên; “Ất, canh” tại TÍ niên; “Bính, tân” cư
DẦN thượng; “Đinh, nhâm” tại TỴ biên, “Mậu, quý” cư
THÂN xá.
III- An Thiên Tài:
Căn cứ
vào (tháng) xem quẻ an trên THIÊN BÀN theo khẩu
quyết:
* Thiên
Tài -> chánh (1) thất (7) tại THÌN chân
* Nhị (2)
bát (8) NGỌ trung, tam (3) cửu (9) THÂN
* Tứ (4)
thập (10) TUẤT, ngũ (5) Thập nhất (11) TÍ
* Lục (6)
tầm chạp(12) nguyệt chuyển cư DẦN.
Thí dụ:
Tháng giêng (chánh =1) an Thiên tài tại thìn thiên bàn, tháng chạp (12) an thiên
tài tại thiên bàn Dần v.v….
IV- An Thiên Lộc:
an theo THIÊN BÀN (giống Lộc tồn của tử vi). Khẩu
quyết:
* giáp:
DẦN , ất: MÃO – lộc chi khoa
* canh:
THÂN , tân: DẬU – lộc diệc đa
* nhâm:
TRƯ , quý: THỬ – tòng trung tại
* đinh,
kỷ: NGỌ trung ; bính, mậu: XÀ
V-An Trường sinh: không giống như tử vi dùng cả tràng 12 sao, nhâm độn chỉ
dùng 01 sao Trường sinh (còn cách đọc khác là tràng sinh), cách an giống tử vi
nhưng theo thiên bàn, khẩu quyết như sau:
*
giáp : HỢI
tràng sinh – Bính, mậu: DẦN
* đinh
kỷ: DẬU trung, nhâm: tại THÂN
* tân: cư
TÍ vị , canh: an TỴ
* ất
nhật: NGỌ trung, quý: MÃO nhân.
VI- An Thiên mã:
căn cứ theo chi ngày xem quẻ, an theo thiên bàn (giống như tử
vi):
* Ngày
dần, ngọ, tuất -> an tại Thân TB
* Ngày
thân, tí, thìn -> an tại Dần TB
* Ngày
tỵ, dậu, sửu -> an tại Hợi TB
* Ngày
hợi, mão, mùi-> an tại Tỵ TB
VII-An Thiên hình : căn cứ theo tháng xem quẻ, tháng giêng an
Thiên hình tại Thìn TB, tháng 2 tại Mão TB…. nghịch hành đến tháng chạp tại Tỵ
TB.
VIII- An Nhật quỷ:
căn cứ vào tháng xem quẻ, tháng giêng an Nhật quỷ tại Dậu TB, tháng 2 tại Thân
TB …. nghịch hành đến tháng chạp tại Tuất TB.
IX- An Địa sát:
căn cứ vào can ngày (nhật can) xem an tại thiên bàn:
* Giáp,
ất tại HỢI
* Mậu ,
kỷ tại TUẤT
* Canh,
tân tại DẦN
* Nhâm,
quý tại TỴ
*******************************
Các bạn
đã an sao được rồi nhỉ ? Đến đây xem như học xong năm thứ nhất "Đông Á Huyền Môn
Đại Pháp" ( không có thêm chữ "sư"- không khéo người ta gọi "pháp sư" thấy ghê
lắm ) !... Bạn nên ghi vào giấy sau mỗi lần an sao cho dễ quan sát giống như bản
tử vi, nếu bấm độn bằng tay thì chưa thể được đâu vì dễ lẫn, chỉ có Sư thúc tổ,
Thái sư phụ hoặc các Lão tiền bối “hết thấy đường” sử dụng mà thôi, chúng ta
“còn thấy đường” thì dùng phương pháp thủ công “văn phòng tứ bửu” an vào giấy
cho chắc ăn, kỳ sau sang năm học thứ hai tôi hướng dẫn các bạn về “tứ khóa - tam
truyền”, kế đến là “cửu loại thần khóa” trước khi đi vào các bài tập từ đơn giản
đến phức tạp./.
******************
Ghi chú : (T.B.) = Thiên bàn
(Đ.B.) = Địa bàn.
![]()
Dẫn nhập:
1) Tứ
khóa là 4 khóa (K1, K2, K3, K4) dùng can chi của ngày xem so sánh với thiên bàn
và địa bàn để tìm ra “ 4 ổ khóa” để ta CHỌN một chìa thích hợp
là mở cửa được thần cơ diệu toán.
3) Tam
truyền là (dựa vào 4 khóa trên tìm được cửa bí mật để nhìn thấy) sự việc xãy ra
từ lúc bắt đầu (sơ truyền ) đến diễn tiến nội dung
(trung truyền) và kết thúc sự việc đạt được kết quả như thế nào
(mạt truyền).
****Tứ Khóa:
I- Thí dụ 1:
Tìm tứ
khóa bấm độn vào ngày mậu thân, giờ tỵ, mão tướng (tháng 9 âm
lịch).
KHÓA 1 (K1): Xem
đồ hình ta thấy nhật can “mậu” nằm ẩn trong cung tỵ địa bàn , ngước nhìn lên
thiên bàn thấy thần “mão” thiên bàn “đè” lên ta viết : Mão/Mậu là
K1.
KHÓA 2 (K2): dùng
tên của thần thiên bàn vừa viết K1, ta tìm địa bàn trùng tên viết dưới dạng mẫu
số, ngước nhìn lên thiên bàn xem “thần” nào đè, ghi tên thần nầy
vào dạng tử số, ta viết : Sửu / Mão là K2.
KHÓA 3 (K3): lấy
nhật chi của ngày xem viết bên dưới, tìm cung địa bàn trùng tên, ngước nhìn lên
thiên bàn xem thần nào đè, viết tên thần bên trên dạng tử số. Ta viết kết quả:
Ngọ/ Thân là K3.
KHÓA 4 (K4): tương
tự ta lấy địa bàn có cùng tên với thần thiên bàn (vừa tìm ra ở K3 ), viết dưới,
coi “ông thần nào đè ” ở trên mình địa bàn thì viết tên ổng vào bên trên ta có :
Thìn/Ngọ là K4.
II-Thí dụ 2:
1/ Tìm tứ
khóa bấm độn ngày đinh sửu giờ tí tướng thân . Kết
quả:
Mão/Đinh
(K1), . Hợi/Mão (K2), . Dậu/Tỵ (K3), .Tỵ/Dậu
(K4)
2/ Tìm tứ
khóa bấm độn ngày ất mùi, giờ ngọ, tướng thìn. Kết
quả:
Dần/Ất
(K1),. Tuất/Dần (K2),. Tỵ/Mùi (K3),. Mão/Tỵ
(K4)
III- Ghi chú:
-Tìm
thiên bàn: ta đặt nguyệt tướng lên giờ xem địa bàn, thuận hành ta sẽ có thiên
bàn để an sao.
- Nhật
thần: K1, K2 còn gọi là “nhật”, K3 và K4 là “thần”.
-Tứ khóa
là cơ sở để tìm ra tam truyền trong cửu loại khóa.
*** Tam Truyền:
Trước khi
vào tam truyền ta, ta nên biết thêm về sinh khắc trong ngũ hành (bài cũ), nay có
thêm ngũ thần cũng có sinh khắc (nhập, xuất) tương tự ngũ hành (các
bạn tự xem các bài phú của cụ Huỳnh Kim). Thí dụ:
1/ Phụ
mẫu sinh xuất Huynh đệ, Huynh đệ sinh xuất Tử tôn, Tử tôn sinh xuất
Thê tài, Thê tài sinh xuất Quan quỷ, Quan quỷ sinh xuất Phụ mẫu……Ngược lại là
sinh nhập.
2/ Phụ
mẫu khắc xuất Tử tôn, Tử tôn khắc xuất Quan Quỷ, Quan quỷ khắc xuất Huynh đệ,
Huynh đệ khắc xuất Thê tài, Thê tài khắc xuất Phụ mẫu……Ngược lại là khắc
nhập.
********* CỬU LOẠI THẦN
KHÓA*********
LOẠI I : KHÓA KHẮC TẶC
Thí dụ
1: Xét khóa Tân (kim)/ Mão (mộc) ta thấy
trên khắc dưới như xếp khắc nhân viên là “thuận” , ta gọi là
khắc!
Thí dụ
2: Xét khóa Thìn(thổ)/Dần (mộc) ta thấy
dưới khắc trên giống như gian thần khắc thánh chúa là “nghịch”, ta gọi là
tặc!
* Xét
trong tứ khóa, nếu có 2 khóa 1 khắc và 1 tặc, thì ta bỏ khóa khắc, dùng khóa
tặc.
* Trường
hợp không có khóa tặc ta dùng khóa khắc.
- Nếu 4
khóa chỉ có 1 khóa khắc ta gọi là nguyên thủ khóa.
- Nếu 4
khóa chỉ có 1 khóa tặc ta gọi là trùng thẩm
khóa.
Thí dụ
3: ngày đinh sửu, giờ tý, tướng thân, xét
khoảng đêm:
Mão/Đinh; Hợi/Mão;
Dậu/Sửu; Tỵ /Dậu ta chọn Tỵ/Dậu.
Chọn tam truyền:
1- Trong
khóa vừa chọn, lấy thần bên trên là truyền đầu (sơ
truyền)
2-Tìm địa
bàn trùng tên với thần thiên bàn (đã làm truyền đầu), ngước lên thiên bàn xem
thần nào nào đè làm truyền giữa (trung
truyền)
3-Tìm địa
bàn trùng tên với thần thiên bàn (đã làm truyền giữa), ngước lên thiên bàn xem
thần nào đè làm truyền cuối (mạt
truyền).
Trong thí
dụ 3 kể trên, ta có : sơ: TỴ, trung: SỬU, mạt: DẬU.;
An ngũ
thần vào ta có:
Đầu: Tỵ - huynh đệ
- (thái thường)
Giữa: Sửu – tử
tôn- (câu trận)
Cuối: Dậu – thê
tài ( âm quý nhân).
LOẠI 2 : KHÓA ĐỒNG ÂM
DƯƠNG:
Nếu xét 4
khóa, có đủ cả khắc lẫn tặc (hay có nhiều khóa khắc tặc), ta chọn tam truyền như
sau: bỏ khắc mà tìm tặc, tìm thần đóng trên khóa tặc cùng loài âm dương với nhật
can làm truyền đầu, truyền giữa và truyền cuối như lệ
thường.
****************************
Các bạn
thân mến! Giải lao chút xíu nhé! Đến đây có lẽ một số bạn than khó…. Thật ra
không khó nếu bạn đã biết về kinh Dịch, ngũ hành, âm dương, sinh khắc nếu thêm
bài luận của cụ Huỳnh Kim …. thì vào đây dễ ợt thôi…Tuy có 9 loại khóa nhưng
khóa khắc tặc là chiếm đa số, các khóa sau ít dần đi nên cũng ít gặp… đến đây
thì bạn học xong năm thứ hai rồi đấy… chuẩn bị hai năm tiếp là có thể ngồi trên
chổi bay đi dạo phố tìm người phàm, bề trên như COP thì coi chừng có ngày
đó!
****************************
LOẠI 3 : KHÓA THIỆP
HẠI:
Nếu xét 4
khóa, có đủ cả khắc lẫn tặc hay có nhiều khóa tặc cùng âm hoặc dương với nhật
can, ta lấy thần trên của mỗi khóa chuyển xuôi từng cung một đến cung của địa
bàn có cùng tên của nó thì dừng. Khóa nào trải nhiều hại hơn thì lấy làm truyền
đầu. Truyền giữa, truyền cuối như lệ thường. (Các bạn xem về “hại” tại bài Lý
học đông phương).
- Nếu số
hại bằng nhau thì chọn thần thuộc tứ mạnh (dần, thân, tỵ, hợi) làm
truyền đầu.
-Không có
khóa tứ mạnh thì chọn thần thuộc tứ trọng (tí, ngọ, mão, dậu) làm truyền đầu.
-Nếu số hại bằng nhau lại cùng thuộc tứ mạnh hoặc tứ trọng
thì:
*Ngày
dương (can) chọn thần thuộc khóa can
*Ngày âm
(can) chọn thần thuộc khóa chi
LOẠI 4 : KHÓA GIAO
KHẮC:
Nếu xét 4
khóa, không có khắc hay tặc thì tìm các thần trên K1, K2, K3, K4
thấy thần nào khắc nhật can thì làm truyền đầu. Truyền giữa, truyền cuối như lệ
thường.
-Nếu có
2, 3 thần cùng khắc nhật can hoặc 2, 3 thần bị nhật can khắc thì chọn thần nào
cùng âm dương với nhật can làm truyền đầu.
-Nếu thấy
có thần khắc nhật can (1) và thần bị nhật can khắc (2) thì bỏ loài dưới (2) mà
chọn loài trên (1).
LOẠI 5 : KHÓA MÃO TINH:
Nếu xét 4
khóa, không có khắc, tặc, giao khắc thì tìm 3 truyền như sau:
*Ngày can
dương, chọn thần đóng trên dậu địa bàn làm truyền đầu, thần đóng trên chi làm
truyền giữa, thần đóng trên can truyền cuối.
*Ngày can
âm, chọn thần đóng dưới dậu địa bàn làm truyền đầu, thần đóng trên can làm
truyền giữa, thần đóng trên chi truyền cuối.
LOẠI 6 : KHÓA BIỆT TRÁCH:
Nếu xét 4
khóa, không có khắc, tặc, giao khắc, nếu có đủ 4 khóa sao Mão,
trong đó có 2 khóa giống nhau, trên sự việc chỉ có 3 khoa ta phải:
*Ngày
dương, chọn thần thiên bàn đóng trên cung can hiệp (+) của can nhật làm truyền
đầu.
- can
hiệp: giáp+kỷ, ất +canh, bính +tân, đinh+nhâm, mậu+quý
*Ngày âm,
trong tam hiệp cuộc cùa nhật chi chọn thần đứng liền sau nhật chi làm truyền
đầu.
-Tam
hiệp: thân+tí+thìn, dần+ngọ+tuất, mão+mùi+hợi,
tỵ+dậu+sửu,
*Chọn
thần đóng trên can làm truyền giữa và truyền cuối (2 truyền trùng nhau- đồng
cung).
LOẠI 7 : KHÓA BÁT CHUYÊN:
Can và
chi cùng ẩn một cung, dùng khóa khắc tặc để xét. Nếu không có khóa khắc hay tặc
thì :
*Ngày
dương: kể từ thần đóng trên thiên bàn trên khóa dương của can tính
thuận hành xuôi đi 3 cung, dừng lại, cung nầy dùng làm truyền
đầu.
*Ngày âm
: giống trên nhưng nghịch hành 3 cung, dừng lại làm truyền
đầu.
*Chọn
thần đóng trên nhật can làm truyền giữa và cuối (đồng
cung).
****************************
Các bạn
thân mến! Đến đây là là bạn học xong năm thứ ba của bổn trường rồi đấy! Nực cười
cho ông Lục nhâm cũng khéo nhiều chuyện lắm nhỉ ! Không biết có linh nghiệm cở
nào mà thiên hạ vẫn còn một số người tin ào ào ....
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]()
(Còn
tiếp)
******************************************************* |
Lục nhâm đại độn (bài 6)
-LỤC NHÂM ĐẠI ĐỘN
Cách an sao theo địa
bàn:
Hôm nay
chúng ta tiếp tục khảo sát về Lục nhâm đại độn, xem như đã học xong từng bậc :
tiểu học, trung học, nay vào đại học cấp IV ...hihihi... bây giờ là năm thứ nhất
đây nhé! Đây là Đại học tên gì nhỉ ? ... nói nhỏ nhé : Viện Đại học Tổng hợp
"Ha-Ri-Pót-Tơ" phân khoa "Đông Á Huyền Môn Đại Pháp" !!! hihihi .... chỉ chiêu
sinh người phàm thôi, bề trên như COP thì nhà trường không nhận đơn nhập học đâu
a !!!
I- An chòm Thiên Cương : chòm sao nầy gồm có 12 sao nằm cố định tại vòng thập nhị
thần địa bàn (ĐB). Tại cung thìn, ta an sao Thiên Cương, từ đây thuận hành mỗi
thần cung rót một sao vào: tại cung tỵ ĐB rót sao Thái Ất, tiếp tục chiếu tiếp
vào ..… Thắng Quang, Tiểu Cát, Truyền Tông, Tổng Khôi, Hà Khôi, Đăng Minh, Thuần
Hậu, Đại Cát, Công Tào, Thái Xung.
II- An sao Nguyệt Tặc: tính theo mùa (trên địa bàn), phòng mất mát, lừa đảo, xuất
hành phòng trộm cướp mai phục.
Mùa xuân
: an Nguyệt Tặc tại cung mão địa bàn,
Mùa hạ:
-> tại ngọ địa bàn,
Mùa thu:
-> tại dậu địa bàn,
Mùa đông:
-> tại tí địa bàn.
III- An Triệt lộ không vong: căn cứ theo thiên can của ngày xem an theo địa bàn
(ĐB):
* Giáp +
Kỷ an TRIỆT tại thân + dậu địa bàn,
* Ất Canh
-> tại ngọ + mùi ĐB,
* Bính +
Tân -> tại thìn + tỵ ĐB,
* Đinh +
Nhâm -> tại dần + mão ĐB,
* Mậu +
Quý -> tại tí + sửu ĐB.
IV-An Tuần trung không vong : căn cứ theo ngày xem quẻ trên địa bàn: * từ
ngày:
- Giáp
tí -> Quý dậu an TUẦN ở tuất + hợi ĐB,
- Giáp
tuất ->Quý mùi -> ở thân + dậu ĐB,
- Giáp
thân -> Quý tỵ -> ở ngọ + mùi ĐB,
- Giáp
ngọ -> Quý mão -> ở thìn + tỵ ĐB,
- Giáp
thìn -> Quý sửu -> ở dần + mão ĐB,
- Giáp
dần -> Quý hợi -> ở tí + sửu ĐB.
*Nhận
xét :
Tuần và
Triệt an trên địa bàn giống như trong tử vi, Tuần và Triệt
ngăn trở tốt và xấu biến xấu thành tốt và ngược lại, Tuần ảnh hưởng kéo
dài suốt thời gian xem quẻ, Triệt ảnh hưởng lúc đầu và giảm dần lúc cuối, Tuần
Triệt cùng một chỗ thì triệt tiêu lẫn nhau.
V- An chòm Thái Tuế: chỉ an chòm nầy khi xem thọ yểu, tang thương tai nạn lớn.
Căn cứ vào chi ngày xem an Thái Tuế trên “thần”chi địa bàn cùng tên rồi thuận
hành mỗi cung rót vào một sao. Chòm Thái Tuế gồm 12
sao:
* Thái
Tuế, Thiếu Dương, Tang Môn, Thiếu Âm, Quan Phù, Tử Phù, Tuế Phá, Long Đức, Bạch
Hổ, Phúc Đức, Điếu Khách, Trực Phù.
VI- An niên mệnh:
là bổn mạng (bản mệnh) trong một năm, xem người tuổi (con) gì thì
an “niên mệnh” ở cung (con) ấy của địa bàn.
VII- An niên hành:
những sao ở trong cung có “niên hành” đóng, chỉ về tính chất tổng
quát sự việc trong trọn một năm.
- Xem cho
nam: khởi một tuổi ở cung dần ĐB, thuận hành mỗi tuổi một cung, đến tuổi xem an
“niên hành” vào.
- Xem cho
nữ: khởi một tuổi ở cung thân ĐB, nghịch hành mỗi tuổi một cung, đến tuổi xem an
“niên hành” vào.
VIII- An vòng Kiến: “Kiến” là chi của ngày, nằm ở cung trùng tên thần chi của
ĐB. An “Kiến” vào rồi nghịch hành mỗi cung một sao theo thứ tự
:
* Kiến, Vượng, Thai, Một, Tù, Tử, Hưu, Phế,
Cô, Hùng, Phúc, Lợi./.
(Còn tiếp)
******************************************************* |
Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013
Lục nhâm đại độn (bài 5)
-LỤC NHÂM ĐẠI ĐỘN
Cách an sao theo địa
bàn:
Hôm nay
chúng ta tiếp tục khảo sát về Lục nhâm đại độn, xem như đã học xong từng bậc :
tiểu học, trung học, nay vào đại học cấp IV ...hihihi... bây giờ là năm thứ nhất
đây nhé! Đây là Đại học tên gì nhỉ ? ... nói nhỏ nhé : Viện Đại học Tổng hợp
"Ha-Ri-Pót-Tơ" phân khoa "Đông Á Huyền Môn Đại Pháp" !!! hihihi .... chỉ chiêu
sinh người phàm thôi, bề trên như COP thì nhà trường không nhận đơn nhập học đâu
a !!!
I- An chòm Thiên Cương : chòm sao nầy gồm có 12 sao nằm cố định tại vòng thập nhị
thần địa bàn (ĐB). Tại cung thìn, ta an sao Thiên Cương, từ đây thuận hành mỗi
thần cung rót một sao vào: tại cung tỵ ĐB rót sao Thái Ất, tiếp tục chiếu tiếp
vào ..… Thắng Quang, Tiểu Cát, Truyền Tông, Tổng Khôi, Hà Khôi, Đăng Minh, Thuần
Hậu, Đại Cát, Công Tào, Thái Xung.
II- An sao Nguyệt Tặc: tính theo mùa (trên địa bàn), phòng mất mát, lừa đảo, xuất
hành phòng trộm cướp mai phục.
Mùa xuân
: an Nguyệt Tặc tại cung mão địa bàn,
Mùa hạ:
-> tại ngọ địa bàn,
Mùa thu:
-> tại dậu địa bàn,
Mùa đông:
-> tại tí địa bàn.
III- An Triệt lộ không vong: căn cứ theo thiên can của ngày xem an theo địa bàn
(ĐB):
* Giáp +
Kỷ an TRIỆT tại thân + dậu địa bàn,
* Ất Canh
-> tại ngọ + mùi ĐB,
* Bính +
Tân -> tại thìn + tỵ ĐB,
* Đinh +
Nhâm -> tại dần + mão ĐB,
* Mậu +
Quý -> tại tí + sửu ĐB.
IV-An Tuần trung không vong : căn cứ theo ngày xem quẻ trên địa bàn: * từ
ngày:
- Giáp
tí -> Quý dậu an TUẦN ở tuất + hợi ĐB,
- Giáp
tuất ->Quý mùi -> ở thân + dậu ĐB,
- Giáp
thân -> Quý tỵ -> ở ngọ + mùi ĐB,
- Giáp
ngọ -> Quý mão -> ở thìn + tỵ ĐB,
- Giáp
thìn -> Quý sửu -> ở dần + mão ĐB,
- Giáp
dần -> Quý hợi -> ở tí + sửu ĐB.
*Nhận
xét :
Tuần và
Triệt an trên địa bàn giống như trong tử vi, Tuần và Triệt
ngăn trở tốt và xấu biến xấu thành tốt và ngược lại, Tuần ảnh hưởng kéo
dài suốt thời gian xem quẻ, Triệt ảnh hưởng lúc đầu và giảm dần lúc cuối, Tuần
Triệt cùng một chỗ thì triệt tiêu lẫn nhau.
V- An chòm Thái Tuế: chỉ an chòm nầy khi xem thọ yểu, tang thương tai nạn lớn.
Căn cứ vào chi ngày xem an Thái Tuế trên “thần”chi địa bàn cùng tên rồi thuận
hành mỗi cung rót vào một sao. Chòm Thái Tuế gồm 12
sao:
* Thái
Tuế, Thiếu Dương, Tang Môn, Thiếu Âm, Quan Phù, Tử Phù, Tuế Phá, Long Đức, Bạch
Hổ, Phúc Đức, Điếu Khách, Trực Phù.
VI- An niên mệnh:
là bổn mạng (bản mệnh) trong một năm, xem người tuổi (con) gì thì
an “niên mệnh” ở cung (con) ấy của địa bàn.
VII- An niên hành:
những sao ở trong cung có “niên hành” đóng, chỉ về tính chất tổng
quát sự việc trong trọn một năm.
- Xem cho
nam: khởi một tuổi ở cung dần ĐB, thuận hành mỗi tuổi một cung, đến tuổi xem an
“niên hành” vào.
- Xem cho
nữ: khởi một tuổi ở cung thân ĐB, nghịch hành mỗi tuổi một cung, đến tuổi xem an
“niên hành” vào.
VIII- An vòng Kiến: “Kiến” là chi của ngày, nằm ở cung trùng tên thần chi của
ĐB. An “Kiến” vào rồi nghịch hành mỗi cung một sao theo thứ tự
:
* Kiến, Vượng, Thai, Một, Tù, Tử, Hưu, Phế,
Cô, Hùng, Phúc, Lợi./.
(Còn tiếp)
******************************************************* |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)