-LỤC NHÂM ĐẠI ĐỘN
Cách an sao theo thiên
bàn:
I-An chòm Quý nhân : (Dương Quý nhân hoặc Âm Quý nhân)
Chòm sao
nầy gồm có 12 sao nằm trên 12 cung ĐB, thứ tự tên các sao gồm: Quý nhân, Đằng
xà, Châu tước, Lục hợp, Câu trận, Thanh long, Thiên không, Bạch hổ, Thái thường,
Huyền vũ, Thái âm, Thiên hậu.
- Xem
trong khoảng ngày từ giờ mão đến giờ thân ; dùng Dương Quý
nhân.
- Xem
trong khoảng đêm từ giờ dậu đến giờ dần ; dùng Âm Quý
nhân.
Khởi cung
để an chòm Quý nhân (thuận hành cho Dương quý nhân và nghịch hành cho Âm Quý nhân), sau đó chiếu vào Thiên bàn mỗi cung rót một
sao theo khẩu quyết:
*Giáp,
Mậu, Canh -> NGƯU- DƯƠNG,
*Ất , Kỷ
-> THỬ- HẦU hương
*Bính,
Đinh -> TRƯ- KÊ vị
*Nhâm ,
Quý -> THỐ -XÀ tàng
*lục Tân
phùng HỔ -MÃ
*thử thị
Quý nhân hương.
Giải thích :
chữ IN HOA thứ nhất là an cho Dương Quý nhân, chữ thứ hai kế bên
là chỗ an Âm Quý nhân. Xem trên âm lịch, ngày tên gì nếu nhật thần của ngày là
Giáp, Mậu , Canh thì an Quý nhân tại Sửu (NGƯU-trâu) thiên bàn (coi
trong khoảng ngày), sau đó chiếu rót thuận hành 11 sao còn lại trên thiên bàn.
Nếu xem trong khoảng đêm thì an Quý nhân tại Mùi (DƯƠNG- dê) thiên bàn, sau đó
chiếu rót nghịch hành 11 sao còn lại.
Các ngày
khác còn lại xem khẩu quyết để thực hiện.
* Ghi
chú : lục tân là 6 ngày có nhật can là Tân (ex: tân dậu, tân
mão….).
II- An sao Du đô và Lổ đô:
Căn cứ
vào “can” của ngày xem, áp dụng khẩu quyết an Du đô ở TB, Lổ đô ở cung THIÊN
BÀN đối xung như sau:
*“Giáp,
kỷ” -> SỬU vi tiên; “Ất, canh” tại TÍ niên; “Bính, tân” cư
DẦN thượng; “Đinh, nhâm” tại TỴ biên, “Mậu, quý” cư
THÂN xá.
III- An Thiên Tài:
Căn cứ
vào (tháng) xem quẻ an trên THIÊN BÀN theo khẩu
quyết:
* Thiên
Tài -> chánh (1) thất (7) tại THÌN chân
* Nhị (2)
bát (8) NGỌ trung, tam (3) cửu (9) THÂN
* Tứ (4)
thập (10) TUẤT, ngũ (5) Thập nhất (11) TÍ
* Lục (6)
tầm chạp(12) nguyệt chuyển cư DẦN.
Thí dụ:
Tháng giêng (chánh =1) an Thiên tài tại thìn thiên bàn, tháng chạp (12) an thiên
tài tại thiên bàn Dần v.v….
IV- An Thiên Lộc:
an theo THIÊN BÀN (giống Lộc tồn của tử vi). Khẩu
quyết:
* giáp:
DẦN , ất: MÃO – lộc chi khoa
* canh:
THÂN , tân: DẬU – lộc diệc đa
* nhâm:
TRƯ , quý: THỬ – tòng trung tại
* đinh,
kỷ: NGỌ trung ; bính, mậu: XÀ
V-An Trường sinh: không giống như tử vi dùng cả tràng 12 sao, nhâm độn chỉ
dùng 01 sao Trường sinh (còn cách đọc khác là tràng sinh), cách an giống tử vi
nhưng theo thiên bàn, khẩu quyết như sau:
*
giáp : HỢI
tràng sinh – Bính, mậu: DẦN
* đinh
kỷ: DẬU trung, nhâm: tại THÂN
* tân: cư
TÍ vị , canh: an TỴ
* ất
nhật: NGỌ trung, quý: MÃO nhân.
VI- An Thiên mã:
căn cứ theo chi ngày xem quẻ, an theo thiên bàn (giống như tử
vi):
* Ngày
dần, ngọ, tuất -> an tại Thân TB
* Ngày
thân, tí, thìn -> an tại Dần TB
* Ngày
tỵ, dậu, sửu -> an tại Hợi TB
* Ngày
hợi, mão, mùi-> an tại Tỵ TB
VII-An Thiên hình : căn cứ theo tháng xem quẻ, tháng giêng an
Thiên hình tại Thìn TB, tháng 2 tại Mão TB…. nghịch hành đến tháng chạp tại Tỵ
TB.
VIII- An Nhật quỷ:
căn cứ vào tháng xem quẻ, tháng giêng an Nhật quỷ tại Dậu TB, tháng 2 tại Thân
TB …. nghịch hành đến tháng chạp tại Tuất TB.
IX- An Địa sát:
căn cứ vào can ngày (nhật can) xem an tại thiên bàn:
* Giáp,
ất tại HỢI
* Mậu ,
kỷ tại TUẤT
* Canh,
tân tại DẦN
* Nhâm,
quý tại TỴ
*******************************
Các bạn
đã an sao được rồi nhỉ ? Đến đây xem như học xong năm thứ nhất "Đông Á Huyền Môn
Đại Pháp" ( không có thêm chữ "sư"- không khéo người ta gọi "pháp sư" thấy ghê
lắm ) !... Bạn nên ghi vào giấy sau mỗi lần an sao cho dễ quan sát giống như bản
tử vi, nếu bấm độn bằng tay thì chưa thể được đâu vì dễ lẫn, chỉ có Sư thúc tổ,
Thái sư phụ hoặc các Lão tiền bối “hết thấy đường” sử dụng mà thôi, chúng ta
“còn thấy đường” thì dùng phương pháp thủ công “văn phòng tứ bửu” an vào giấy
cho chắc ăn, kỳ sau sang năm học thứ hai tôi hướng dẫn các bạn về “tứ khóa - tam
truyền”, kế đến là “cửu loại thần khóa” trước khi đi vào các bài tập từ đơn giản
đến phức tạp./.
******************
Ghi chú : (T.B.) = Thiên bàn
(Đ.B.) = Địa bàn.
![]()
Dẫn nhập:
1) Tứ
khóa là 4 khóa (K1, K2, K3, K4) dùng can chi của ngày xem so sánh với thiên bàn
và địa bàn để tìm ra “ 4 ổ khóa” để ta CHỌN một chìa thích hợp
là mở cửa được thần cơ diệu toán.
3) Tam
truyền là (dựa vào 4 khóa trên tìm được cửa bí mật để nhìn thấy) sự việc xãy ra
từ lúc bắt đầu (sơ truyền ) đến diễn tiến nội dung
(trung truyền) và kết thúc sự việc đạt được kết quả như thế nào
(mạt truyền).
****Tứ Khóa:
I- Thí dụ 1:
Tìm tứ
khóa bấm độn vào ngày mậu thân, giờ tỵ, mão tướng (tháng 9 âm
lịch).
KHÓA 1 (K1): Xem
đồ hình ta thấy nhật can “mậu” nằm ẩn trong cung tỵ địa bàn , ngước nhìn lên
thiên bàn thấy thần “mão” thiên bàn “đè” lên ta viết : Mão/Mậu là
K1.
KHÓA 2 (K2): dùng
tên của thần thiên bàn vừa viết K1, ta tìm địa bàn trùng tên viết dưới dạng mẫu
số, ngước nhìn lên thiên bàn xem “thần” nào đè, ghi tên thần nầy
vào dạng tử số, ta viết : Sửu / Mão là K2.
KHÓA 3 (K3): lấy
nhật chi của ngày xem viết bên dưới, tìm cung địa bàn trùng tên, ngước nhìn lên
thiên bàn xem thần nào đè, viết tên thần bên trên dạng tử số. Ta viết kết quả:
Ngọ/ Thân là K3.
KHÓA 4 (K4): tương
tự ta lấy địa bàn có cùng tên với thần thiên bàn (vừa tìm ra ở K3 ), viết dưới,
coi “ông thần nào đè ” ở trên mình địa bàn thì viết tên ổng vào bên trên ta có :
Thìn/Ngọ là K4.
II-Thí dụ 2:
1/ Tìm tứ
khóa bấm độn ngày đinh sửu giờ tí tướng thân . Kết
quả:
Mão/Đinh
(K1), . Hợi/Mão (K2), . Dậu/Tỵ (K3), .Tỵ/Dậu
(K4)
2/ Tìm tứ
khóa bấm độn ngày ất mùi, giờ ngọ, tướng thìn. Kết
quả:
Dần/Ất
(K1),. Tuất/Dần (K2),. Tỵ/Mùi (K3),. Mão/Tỵ
(K4)
III- Ghi chú:
-Tìm
thiên bàn: ta đặt nguyệt tướng lên giờ xem địa bàn, thuận hành ta sẽ có thiên
bàn để an sao.
- Nhật
thần: K1, K2 còn gọi là “nhật”, K3 và K4 là “thần”.
-Tứ khóa
là cơ sở để tìm ra tam truyền trong cửu loại khóa.
*** Tam Truyền:
Trước khi
vào tam truyền ta, ta nên biết thêm về sinh khắc trong ngũ hành (bài cũ), nay có
thêm ngũ thần cũng có sinh khắc (nhập, xuất) tương tự ngũ hành (các
bạn tự xem các bài phú của cụ Huỳnh Kim). Thí dụ:
1/ Phụ
mẫu sinh xuất Huynh đệ, Huynh đệ sinh xuất Tử tôn, Tử tôn sinh xuất
Thê tài, Thê tài sinh xuất Quan quỷ, Quan quỷ sinh xuất Phụ mẫu……Ngược lại là
sinh nhập.
2/ Phụ
mẫu khắc xuất Tử tôn, Tử tôn khắc xuất Quan Quỷ, Quan quỷ khắc xuất Huynh đệ,
Huynh đệ khắc xuất Thê tài, Thê tài khắc xuất Phụ mẫu……Ngược lại là khắc
nhập.
********* CỬU LOẠI THẦN
KHÓA*********
LOẠI I : KHÓA KHẮC TẶC
Thí dụ
1: Xét khóa Tân (kim)/ Mão (mộc) ta thấy
trên khắc dưới như xếp khắc nhân viên là “thuận” , ta gọi là
khắc!
Thí dụ
2: Xét khóa Thìn(thổ)/Dần (mộc) ta thấy
dưới khắc trên giống như gian thần khắc thánh chúa là “nghịch”, ta gọi là
tặc!
* Xét
trong tứ khóa, nếu có 2 khóa 1 khắc và 1 tặc, thì ta bỏ khóa khắc, dùng khóa
tặc.
* Trường
hợp không có khóa tặc ta dùng khóa khắc.
- Nếu 4
khóa chỉ có 1 khóa khắc ta gọi là nguyên thủ khóa.
- Nếu 4
khóa chỉ có 1 khóa tặc ta gọi là trùng thẩm
khóa.
Thí dụ
3: ngày đinh sửu, giờ tý, tướng thân, xét
khoảng đêm:
Mão/Đinh; Hợi/Mão;
Dậu/Sửu; Tỵ /Dậu ta chọn Tỵ/Dậu.
Chọn tam truyền:
1- Trong
khóa vừa chọn, lấy thần bên trên là truyền đầu (sơ
truyền)
2-Tìm địa
bàn trùng tên với thần thiên bàn (đã làm truyền đầu), ngước lên thiên bàn xem
thần nào nào đè làm truyền giữa (trung
truyền)
3-Tìm địa
bàn trùng tên với thần thiên bàn (đã làm truyền giữa), ngước lên thiên bàn xem
thần nào đè làm truyền cuối (mạt
truyền).
Trong thí
dụ 3 kể trên, ta có : sơ: TỴ, trung: SỬU, mạt: DẬU.;
An ngũ
thần vào ta có:
Đầu: Tỵ - huynh đệ
- (thái thường)
Giữa: Sửu – tử
tôn- (câu trận)
Cuối: Dậu – thê
tài ( âm quý nhân).
LOẠI 2 : KHÓA ĐỒNG ÂM
DƯƠNG:
Nếu xét 4
khóa, có đủ cả khắc lẫn tặc (hay có nhiều khóa khắc tặc), ta chọn tam truyền như
sau: bỏ khắc mà tìm tặc, tìm thần đóng trên khóa tặc cùng loài âm dương với nhật
can làm truyền đầu, truyền giữa và truyền cuối như lệ
thường.
****************************
Các bạn
thân mến! Giải lao chút xíu nhé! Đến đây có lẽ một số bạn than khó…. Thật ra
không khó nếu bạn đã biết về kinh Dịch, ngũ hành, âm dương, sinh khắc nếu thêm
bài luận của cụ Huỳnh Kim …. thì vào đây dễ ợt thôi…Tuy có 9 loại khóa nhưng
khóa khắc tặc là chiếm đa số, các khóa sau ít dần đi nên cũng ít gặp… đến đây
thì bạn học xong năm thứ hai rồi đấy… chuẩn bị hai năm tiếp là có thể ngồi trên
chổi bay đi dạo phố tìm người phàm, bề trên như COP thì coi chừng có ngày
đó!
****************************
LOẠI 3 : KHÓA THIỆP
HẠI:
Nếu xét 4
khóa, có đủ cả khắc lẫn tặc hay có nhiều khóa tặc cùng âm hoặc dương với nhật
can, ta lấy thần trên của mỗi khóa chuyển xuôi từng cung một đến cung của địa
bàn có cùng tên của nó thì dừng. Khóa nào trải nhiều hại hơn thì lấy làm truyền
đầu. Truyền giữa, truyền cuối như lệ thường. (Các bạn xem về “hại” tại bài Lý
học đông phương).
- Nếu số
hại bằng nhau thì chọn thần thuộc tứ mạnh (dần, thân, tỵ, hợi) làm
truyền đầu.
-Không có
khóa tứ mạnh thì chọn thần thuộc tứ trọng (tí, ngọ, mão, dậu) làm truyền đầu.
-Nếu số hại bằng nhau lại cùng thuộc tứ mạnh hoặc tứ trọng
thì:
*Ngày
dương (can) chọn thần thuộc khóa can
*Ngày âm
(can) chọn thần thuộc khóa chi
LOẠI 4 : KHÓA GIAO
KHẮC:
Nếu xét 4
khóa, không có khắc hay tặc thì tìm các thần trên K1, K2, K3, K4
thấy thần nào khắc nhật can thì làm truyền đầu. Truyền giữa, truyền cuối như lệ
thường.
-Nếu có
2, 3 thần cùng khắc nhật can hoặc 2, 3 thần bị nhật can khắc thì chọn thần nào
cùng âm dương với nhật can làm truyền đầu.
-Nếu thấy
có thần khắc nhật can (1) và thần bị nhật can khắc (2) thì bỏ loài dưới (2) mà
chọn loài trên (1).
LOẠI 5 : KHÓA MÃO TINH:
Nếu xét 4
khóa, không có khắc, tặc, giao khắc thì tìm 3 truyền như sau:
*Ngày can
dương, chọn thần đóng trên dậu địa bàn làm truyền đầu, thần đóng trên chi làm
truyền giữa, thần đóng trên can truyền cuối.
*Ngày can
âm, chọn thần đóng dưới dậu địa bàn làm truyền đầu, thần đóng trên can làm
truyền giữa, thần đóng trên chi truyền cuối.
LOẠI 6 : KHÓA BIỆT TRÁCH:
Nếu xét 4
khóa, không có khắc, tặc, giao khắc, nếu có đủ 4 khóa sao Mão,
trong đó có 2 khóa giống nhau, trên sự việc chỉ có 3 khoa ta phải:
*Ngày
dương, chọn thần thiên bàn đóng trên cung can hiệp (+) của can nhật làm truyền
đầu.
- can
hiệp: giáp+kỷ, ất +canh, bính +tân, đinh+nhâm, mậu+quý
*Ngày âm,
trong tam hiệp cuộc cùa nhật chi chọn thần đứng liền sau nhật chi làm truyền
đầu.
-Tam
hiệp: thân+tí+thìn, dần+ngọ+tuất, mão+mùi+hợi,
tỵ+dậu+sửu,
*Chọn
thần đóng trên can làm truyền giữa và truyền cuối (2 truyền trùng nhau- đồng
cung).
LOẠI 7 : KHÓA BÁT CHUYÊN:
Can và
chi cùng ẩn một cung, dùng khóa khắc tặc để xét. Nếu không có khóa khắc hay tặc
thì :
*Ngày
dương: kể từ thần đóng trên thiên bàn trên khóa dương của can tính
thuận hành xuôi đi 3 cung, dừng lại, cung nầy dùng làm truyền
đầu.
*Ngày âm
: giống trên nhưng nghịch hành 3 cung, dừng lại làm truyền
đầu.
*Chọn
thần đóng trên nhật can làm truyền giữa và cuối (đồng
cung).
****************************
Các bạn
thân mến! Đến đây là là bạn học xong năm thứ ba của bổn trường rồi đấy! Nực cười
cho ông Lục nhâm cũng khéo nhiều chuyện lắm nhỉ ! Không biết có linh nghiệm cở
nào mà thiên hạ vẫn còn một số người tin ào ào ....
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]()
(Còn
tiếp)
|
Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013
Lục nhâm đại độn (bài 7)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
cho em theo học với ạ
Trả lờiXóaBác có thể viết tiếp hai loại còn lại trong CỬU LOẠI THẦN KHOÁ không ạ? Cửu tức là 9, nhưng cháu thấy Bác viết mới có 7
Trả lờiXóa